Bí quyết dạy trẻ tự kỉ dành cho các bậc cha mẹ, Phụ huynh cần tìm gia sư cho con liên hệ 090 333 1985 – 09 87 87 0217 hoặc tải ứng dụng tại link dưới.
Mục lục
Chứng tự kỷ được xem là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em trong những năm đầu đời. Nếu cha mẹ nào đang và sẽ nuôi dạy con mắc chứng tự kỷ thì cũng không nên quá lo lắng, mà cần hết sức bình tĩnh và chịu khó tìm hiểu, cũng như hợp tác với các bên để nuôi dạy con tự kỷ sao cho hiệu quả, dần đẩy lùi chứng bệnh ngoài ý muốn này.
Theo giới y học nhận định, trẻ tự kỷ thường có các dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ như không nói lời nào, lặp lại lời nói, đảo ngược câu, nói không đúng ngữ cảnh, không tiếp xúc mắt, gọi không quay lại, không biểu lộ tình cảm, không tự khởi xướng lời nói, thường có biểu hiện rập khuôn, xoay vòng, nhón gót, nhìn cận, bịt tai, chơi một mình… Có thể thấy, dù ít hay nhiều thì những dấu hiệu nhận biết liên quan đến trẻ tự kỷ đều rất quen thuộc với chúng ta, không phải ai cũng có thể nhận ra trong một sớm một chiều.
Hiện đây là một tình trạng bệnh chưa xác định cụ thể nguyên nhân và nguồn gốc chính xác từ đâu, đồng thời cũng không có thuốc điều trị. Để trẻ mắc chứng tự kỷ có thể hòa nhập với cộng đồng và phần nào giao tiếp được trong xã hội thì chỉ có những liệu pháp tâm lý tạm thời nhưng đòi hỏi thực hiện kiên trì lâu dài, thậm chí người mắc chứng bệnh này phải làm quen với nó suốt cả cuộc đời.
Hơn hết, chính sự tư vấn từ các bác sỹ chuyên môn và tình yêu thương của những người thân trong gia đình, đặc biệt là các bậc cha mẹ sẽ giúp trẻ tự kỷ sớm hình thành thói quen giao tiếp tích cực, cũng như hướng đến môi trường học tập phù hợp.
DẠY TRẺ TỰ KỶ CÓ KHÓ KHĂN NHIỀU KHÔNG?
Thông thường, trẻ tự kỷ sẽ có cảm giác như bị cô lập và ít được quan tâm, cho nên cha mẹ và những người thân trong gia đình cần dành nhiều thời gian để trò chuyện, kề cận thường xuyên giúp trẻ phần nào vơi đi những cảm xúc không tốt, dần xây dựng các thói quen và suy nghĩ tích cực.
Ngay từ khoảng thời gian đầu tiên phát hiện chứng tự kỷ ở trẻ, cha mẹ phải là người thấu hiểu, chu đáo trong từng lời nói, cử chỉ và thái độ đối với trẻ. Bởi vì, chính những tác động dù là nhỏ nhất cũng có thể gây ấn tượng, dần tạo nên suy nghĩ và phản ứng tự nhiên của trẻ, đồng thời đó còn là những “ngôn ngữ” giao tiếp rất quan trọng và đáng tin cậy giúp phụ huynh dễ dàng gần gũi, khuyên dạy trẻ tốt nhất.
Nụ cười thân thiện, trao ánh mắt trìu mến, nhìn đối diện vào trẻ, tạo ra những âm thanh êm dịu, dùng đồ vật hay hình ảnh biểu đạt lời nói… là một số trong rất nhiều cách mà phụ huynh có thể hằng ngày “luyện tập” cùng với trẻ. Bên cạnh đó, những yếu tố ngoại cảnh như không khí xung quanh, không gian sinh hoạt cần được bố trí thoáng đãng, dễ chịu cũng thúc đẩy quá trình giao tiếp tự tin hơn ở trẻ tự kỷ.
Tuy nhiên, thực tế không hẳn bậc phụ huynh nào cũng có nhiều thời gian để thường xuyên quan tâm đến con trẻ tự kỷ, vì nhiều lý do từ cuộc sống mưu sinh cho đến năng lực dạy dỗ. Ngoài tình thương vốn dĩ không thể thiếu thì kỹ năng và bí quyết được xem là nền tảng thiết thực, hỗ trợ và gây dựng niềm tin giúp các bậc cha mẹ dễ dàng hơn trong quá trình nuôi dạy trẻ tự kỷ.
Trước tiên, phụ huynh cần thông qua các giám định và khám lâm sàng từ các bác sỹ chuyên khoa để có cách nhìn tổng quát, chi tiết hơn về bệnh trạng của con. Song song, cha mẹ nên bổ sung thêm những kiến thức lõi, cơ bản lẫn chuyên sâu khi dạy trẻ tự kỷ. Từ đó, hãy bố trí và sắp xếp thời gian để gần gũi quan tâm và chăm sóc nuôi dạy con sao cho thuận tiện, hiệu quả nhất. Dưới đây là một số thông tin tham khảo dành cho các bậc cha mẹ khi nuôi dạy trẻ tự kỷ:
Cả ba và mẹ luôn phải nhất quán trong suốt quá trình dạy để trẻ không khỏi bỡ ngỡ, nhanh chóng thích nghi và hình thành thói quen tốt, đồng thời củng cố những điều đã được học và biết qua trước đó. Tốt nhất vẫn là tạo ra một thời gian biểu cụ thể, chính xác mà vẫn phù hợp với khả năng của trẻ: các bữa ăn, giờ trị liệu, giờ học ở trường và giờ đi ngủ.
Các phụ huynh nên dành ra một không gian riêng tư trong nhà để con có thể thư giãn và cảm thấy an toàn. Cha mẹ cần phải sắp xếp và tạo ra ranh giới bằng những cách mà con có thể hiểu được.
Hướng dẫn cho con về cách giao tiếp xã hội bằng các trò chơi đóng giả vai này người kia, khuyến khích cổ vũ trẻ diễn đạt tình cảm với cha mẹ, gia đình, anh em bằng lời nói, cử chỉ, ánh mắt… Không quên tập cho con những cách ứng xử đúng đắn như chào hỏi, lễ phép, … qua các tình huống khác nhau.
Các kiểu âm thanh do trẻ tạo ra, biểu hiện trên khuôn mặt và những cử chỉ mà trẻ thường làm khi cảm thấy mệt, đói hay muốn đòi một thứ gì đó… sẽ là những phương thức giao tiếp mà trẻ thường muốn biểu đạt. Lúc này, phụ huynh nên chủ động tìm hiểu, chia sẻ đồng hành với trẻ như: sử dụng lời nói đơn giản và nhất quán, chọn nói từ chính và phù hợp với tình huống; cho trẻ thêm thời gian để xử lí thông tin, cân nhắc và đưa ra phản hồi; kèm theo cử chỉ, điệu bộ và cường điệu hóa cảm xúc khi cần thiết; thay đổi tông giọng lời nói lúc lên lúc xuống. Bên cạnh đó, hạn chế và tránh những cử chỉ hay hành động tiêu cực, không tốt trước mặt trẻ.
Phụ huynh cần dành nhiều thời gian vui chơi hơn cùng trẻ: không chỉ là các buổi trị liệu ngắn hạn và dài hạn, mà chính các bậc cha mẹ nên tìm ra những cách để cùng chơi với con, mà có thể khiến trẻ thích thú, thoải mái và thoát khỏi sự rụt rè nhút nhát thường thấy.
Chú ý đến sự nhạy cảm về các giác quan của trẻ: một số trẻ tự kỷ thường rất nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, xúc giác, mùi vị, hương… Do đó, cha mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc những hình ảnh, âm thanh, mùi vị, chuyển động nào có thể gây ra phản ứng không tốt hoặc những hành vi gây rối cho con trẻ.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp:
Để trẻ tự kỷ có thể học tập và tìm thấy sự hứng thú trong quá trình giao tiếp hằng ngày thì cha mẹ cũng không quên cung cấp một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với thể trạng và tâm lý của trẻ.
Cần bổ sung các thức ăn chứa nhiều đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, hạn chế với các thực phẩm giàu chất béo hay bánh kẹo đường hóa cao, đồ hải sản tươi sống quá nhiều và cả sữa động vật.
Ngoài ra, quá trình vận động thể chất như tập thể dục, chơi thể thao lành mạnh cũng cần được các bậc cha mẹ chú ý, quan tâm để trẻ có được thể trạng khỏe mạnh trong quá trình trị liệu và học tập.
Không quên dành lời khuyên ý tốt cho trẻ: các bậc cha mẹ nên cố gắng động viên để trẻ tiếp tục phát huy những điều tốt đã làm được. Hãy tuyên dương con đúng cách khi biết ứng xử hay học được 1 kĩ năng mới và cha mẹ cũng nên chỉ ra một số hành vi nào đó liên quan của con đáng được khen.
Trên thực tế, những điều cần biết để dạy trẻ tự kỷ như trên đa phần sẽ phù hợp với các bậc cha mẹ thu xếp được thời gian và tạo ra không gian nuôi dạy lý tưởng tại nhà. Tuy nhiên, hiện cũng có không ít phụ huynh gặp khó khăn không chỉ về thời gian, năng lực kèm cặp mà cả tài chính chi tiêu, nên đã áp dụng cách tìm gia sư/người kèm cặp về nhà để dạy con học. Thế nhưng, hiệu quả của phương pháp này liệu có đáng tin cậy không? Hãy xem những chia sẻ dưới đây.
Việc nuôi dạy trẻ tự kỷ sẽ đặc biệt hơn so với trẻ em bình thường, bởi vì phần lớn đều xuất phát từ tình thương và lòng nhân ái chân thành. Hơn nữa, quá trình giáo dục trẻ tự kỷ luôn phải hết sức chu đáo, tỉ mỉ và kiên nhẫn, đòi hỏi người dạy biết bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc không tốt để hướng trẻ đến những suy nghĩ và hành động tích cực.
Ngoài xã hội hiện nay, không ít các bậc phụ huynh và những người thân không có nhiều thời gian để gần gũi bên cạnh con em cùng chia sẻ những tâm tư nguyện vọng trong học tập cũng như trong cuộc sống. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự mất thăng bằng ngày càng nghiêm trọng đối với học sinh mắc chứng tự kỷ.
Mặt khác, các học sinh bị tự kỷ nhẹ vẫn phải theo học cùng chương trình với những học sinh bình thường khác, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm chỉ lưu ý các trường hợp đặc biệt chứ chưa có phương pháp hướng dẫn riêng dành cho đối tượng này. Do đó, về lâu dài, học sinh sẽ gặp đôi chút khó khăn trong giao tiếp với người khác, ít hứng thú học tập và hoạt động tập thể, tâm lý không ổn định. Điều này là chuyện mà không bậc cha mẹ phụ huynh nào có con bị tự kỷ mong muốn cả.
Chính vì thấu hiểu phần nào tâm tư của các bậc phụ huynh mà Daykemtainha.vn đã và đang xây dựng nhịp cầu học tập tại nhà giữa các học viên tự kỷ và gia sư ở khắp mọi miền đất nước, nhằm đáp ứng nhu cầu học – dạy học bất kỳ khi nào và ở đâu. Tại Daykemtainha.vn, chúng tôi luôn xem trọng tâm của khóa học/lớp học chính là học viên, những người tạo ra kết quả cuối cùng bằng sự cộng hưởng và hợp tác mật thiết với các gia sư của trung tâm.
Với những gia sư có năng lực dạy trẻ tự kỷ đang cộng tác cùng Daykemtainha.vn không đơn thuần là người hướng dẫn, chỉ bảo và kiểm tra tình hình học tập của các em; mà còn là người đồng hành, luôn luôn chia sẻ và bù đắp những khiếm khuyết thiếu may mắn của các em học sinh mắc chứng tự kỷ.
Daykemtainha.vn đã hợp tác cùng với giáo viên chuyên môn khoa tâm lý giáo dục và các bên liên quan thiết kế, xây dựng nội dung bài giảng phù hợp với từng đối tượng học viên và môn học, nhằm đem đến nguồn tri thức chất lượng và dễ dàng tiếp thu nhất dành cho các học viên.
Daykemtainha.vn không chỉ đem đến giải pháp học tập tối ưu và hiệu quả cho nhiều học viên, mà Daykemtainha.vn còn là nhịp cầu đa phương tiện từ kênh liên hệ truyền thống qua Hotline: 090 333 1985 – 098 787 0217 hoặc website daykemtainha.vn; cho đến phát triển ứng dụng Daykemtainha.vn – công cụ tìm kiếm gia sư nhanh nhất và phù hợp nhất dành cho tất cả mọi người, hiện đã xuất hiện trên cả 2 nền tảng iOS và Google Play.
Bằng những thao tác đơn giản và thuận tiện, các học viên và phụ huynh sẽ tìm cho mình gia sư phù hợp cùng mức học phí thỏa đáng ngay trên ứng dụng; sau cùng là tạo một yêu cầu học thử 02 buổi với gia sư mà mình lựa chọn, nếu không phù hợp thì bạn sẽ được tư vấn và chọn gia sư đến khi nào phù hợp mới thôi.
Hiện website của Trung tâm: gia sư toán đã có hơn 30.000 gia sư đăng ký công việc dạy kèm tại nhà cho hơn 100 lớp mới mỗi ngày, đi cùng tỷ lệ nhận lớp thành công lên đến 90% và có hơn 1.200 phụ huynh đã tin tưởng, hài lòng với những tiện ích mà Trung tâm đem lại.